Ủy Quyền là việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện 1 hoặc nhiều công việc nhưng chỉ được thực hiện trong phạm vi quy định trong nội dung ủy quyền.
Ủy quyền được chia ra làm 2 trường hợp:
- Ủy quyền đơn phương, là ủy quyền không có sự tham gia của bên ủy quyền chỉ có sự tham gia của người được ủy quyền
- Ủy quyền có sự tham gia của cả 2 bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền
Những trường hợp sau sẽ không được ủy quyền mà phải bắt buộc chính cá nhân tổ chức đó phải thực hiện
- Đăng ký kết hôn: hai bên phải tự nộp tờ khai đăng ký kết hôn cho cơ quan đăng ký hộ tịch và phải cùng có mặt khi làm đăng ký kết hôn.
- Ly hôn: chỉ có thể ủy quyền cho người bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp để làm 1 số thủ tục khi ly hôn nhưng bắt buộc đương sự phải có mặt tại tòa để giải quyết ly hôn.
- Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng: người gửi tiền phải trực tiếp thực hiện các giao dịch tại các tổ chức tín dụng
- Công chứng di chúc của mình: Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không được ủy quyền cho người khác làm di chúc.
- Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: cá nhân yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải tự mình làm thủ tục cấp phiếu và không được ủy quyền.
- Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên thứ 3 ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, mua bất động sản
- Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ 3
- Quyền và lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc: Nếu người được ủy quyền có quyền và lợi ích hợp pháp đối lập với người ủy quyền thì không được phép ủy quyền.
- Chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phép ủy quyền cho những người không phải là thành viên hội đồng quản trị